'Quảng trường và tòa tháp'
link chính thức đặt mua sách trực tiếp từ Sơn Phạm và Vũ Hoàng Linh, hai người dịch cuốn sách.
Sign in to Google to save your progress. Learn more
Email *
Điểm sách
QUẢNG TRƯỜNG VÀ TÒA THÁP
Mạng lưới và quyền lực, từ Hội Tam điểm đến Facebook

“Để hiểu được tại sao cuốn sách này được đặt tên là Quảng trường và tòa tháp, người đọc phải đi đến Siena. Đi bộ qua quảng trường có hình vỏ sò Palazzo del Campo đến tòa thị chính Palazzo Pubblico, bước qua dưới bóng gác chuông tòa tháp Torre del Mangia hùng vĩ, để thấy rằng không nơi nào trên thế giới bạn có thể gặp cảnh tượng hai hình thức của tổ chức loài người mà cuốn sách miêu tả lại được đặt cạnh nhau tao nhã đến vậy: xung quanh bạn là không gian công cộng xây dựng với mục đích phục vụ tất cả những hoạt động có phần không quá trang trọng của người dân [quảng trường]; còn phía trên là tòa tháp hùng vĩ tượng trưng và biểu hiện cho quyền lực lâu đời.” – Tác giả Niall Ferguson

| NỘI DUNG CHÍNH |
Thế kỷ XXI đã được ca ngợi là kỷ nguyên của kết nối mạng lưới, hiểu theo cả nghĩa công nghệ lẫn nghĩa xã hội. Tuy nhiên, trong Quảng trường và tòa tháp, Niall Ferguson lập luận rằng các mạng lưới đã và luôn luôn đồng hành cùng chúng ta từ rất lâu đời cho đến tận thời nay, từ hình thái cấu trúc của bộ não đến chuỗi thức ăn, từ phả hệ gia đình đến khối cộng đồng tự do… Trật tự thứ bậc (mô hình tổ chức theo chiều dọc) và kết nối mạng lưới (mô hình kết nối quan hệ theo chiều ngang, với ví dụ dễ thấy ở thời hiện đại là các mạng xã hội như Facebook, Twitter…) đã luôn tồn tại song song với nhau xuyên suốt sự phát triển của xã hội loài người; chứ hoàn toàn không giống như chúng ta tưởng, rằng mạng xã hội chỉ mới xuất hiện gần đây.

Có thể nói, cuốn sách này ra đời với tư cách một khảo sát về lịch sử tồn tại và hoạt động của các hệ thống mạng lưới trong xã hội con người (từ câu chuyện về các hội kín cho đến các “mạng lưới” được ứng dụng trong chiến tranh du kích ở Borneo và chiến tranh Việt Nam… từ trước thời Facebook; từ việc các mạng lưới giúp tạo ra những phát kiến đổi mới cho đến việc các hệ thống trật tự thứ bậc đã giúp phổ biến các phát minh đổi mới đó…), về căng thẳng giữa các mạng lưới phân tán và các trật tự thứ bậc vốn lâu đời như chính loài người và tồn tại bất chấp tình trạng công nghệ (mặc dù công nghệ có thể ảnh hưởng đến việc bên nào chiếm ưu thế), cũng như sự trở mình để vươn lên nắm lấy quyền lực tối cao trong một xã hội của những mạng lưới này, để từ đó có thể tác động làm biến chuyển và cải tạo các cộng đồng từ phạm vi cục bộ đến toàn cầu.

Nhiều người ngày nay mắc sai lầm khi nghĩ rằng Internet đã thay đổi bản chất thế giới. Tuy nhiên, theo một phán quyết đa số gần đây của Tòa án Tối cao Mỹ đã ghi nhận, Internet chỉ là “quảng trường công cộng hiện đại”. Kỳ thực, công nghệ đến và đi. Thế giới vẫn là một thế giới của quảng trường và tòa tháp.

| TRÍCH ĐOẠN HAY |
“Cuốn sách này […] kể câu chuyện về tác động lẫn nhau giữa các mạng lưới và trật tự thứ bậc từ thời xa xưa cho đến gần đây. Nó tập hợp những hiểu biết lý thuyết từ rất nhiều ngành học, từ kinh tế học đến xã hội học, từ khoa học thần kinh đến hành vi tổ chức. Luận điểm trung tâm của cuốn sách là các mạng xã hội luôn có vai trò quan trọng hơn nhiều trong lịch sử so với những gì hầu hết các nhà sử học, với niềm lưu luyến với các tổ chức thứ bậc như các nhà nước, cho phép – và chưa bao giờ quan trọng đến vậy trong hai thời kỳ."

“Thời đại nối mạng” đầu tiên theo sau sự ra đời của máy in ở châu Âu vào cuối thế kỷ XV và kéo dài đến cuối thế kỷ XVIII. Thời kỳ thứ hai – thời của chúng ta – bắt đầu từ những năm 1970,dù tôi cho rằng cuộc cách mạng công nghệ mà chúng ta gắn nó với Thung lũng Silicon là hệ quả nhiều hơn là nguyên nhân của một cuộc khủng hoảng của các tổ chức thứ bậc. Giữa hai thời kỳ này, từ cuối những năm 1790 cho đến cuối những năm 1960, cho thấy xu hướng ngược lại: các tổ chức thứ bậc đã thiết lập lại quyền kiểm soát của mình và thành công trong việc dập tắt hoặc sáp nhập các mạng lưới. Đỉnh cao của quyền lực được tổ chức theo thứ bậc trên thực tế là giữa thế kỷ XX – kỷ nguyên của chế độ chuyên chế và chiến tranh tổng lực.”

MỤC LỤC
Lời ngỏ
Lời nói đầu: Nhà sử học tham gia mạng lưới

PHẦN I: GIỚI THIỆU: MẠNG LƯỚI VÀ TÔN TI TRẬT TỰ
01 Bí ẩn Hội Illuminati
02 Thời đại mạng lưới của chúng ta
03 Mạng lưới, mạng lưới khắp mọi nơi
04 Vì sao lại là trật tự thứ bậc?
05 Từ bảy cây cầu đến sáu bậc
06 Liên kết yếu và ý tưởng lan truyền nhanh chóng
07 Các loại mạng lưới
08 Khi các mạng lưới gặp nhau
09 Bảy hiểu biết sâu sắc
10 Soi sáng về Illuminati

PHẦN II: HOÀNG ĐẾ VÀ NHÀ THÁM HIỂM
11 Sơ lược về lịch sử hệ thống thứ bậc
12 Thời kỳ kết nối mạng lưới đầu tiên
13 Nghệ thuật đàm phán thời Phục Hưng
14 Những nhà thám hiểm
15 Pizarro và Inca
16 Khi Gutenberg gặp Luther

PHẦN III: THƯ TỪ VÀ HỘI QUÁN
17 Những hậu quả kinh tế của Phong trào Kháng cách
18 Trao đổi ý tưởng
19 Mạng lưới Khai sáng
20 Mạng lưới Cách mạng

PHẦN IV: SỰ PHỤC HỒI CỦA HỆ THỐNG THỨ BẬC
21 Đỏ và đen
22 Từ đám đông đến chuyên chế
23 Trật tự được tái lập
24 Gia tộc Saxe-Coburg và Gotha
25 Gia tộc Rothschild
26 Mạng lưới Công nghiệp
27 Từ chính thể ngũ hùng đến bá quyền

PHẦN V: NHỮNG HIỆP SĨ BÀN TRÒN
28 Một cuộc đời vương giả
29 Đế chế
30 Thái Bình Thiên Quốc
31 "Người Trung Quốc phải ra đi"
32 Liên hiệp Nam Phi
33 Các Tông đồ
34 Armageddon

PHẦN VI: BỆNH DỊCH VÀ CÂY SÁO
35 Greenmantle
36 Bệnh dịch
37 Nguyên tắc lãnh đạo
38 Sự sụp đổ của Quốc tế Vàng
39 Ngũ nhân bang
40 Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi
41 Ella trong trường cải tạo

PHẦN VII: LÀM CHỦ RỪNG GIÀ
42 Nền hòa bình lâu dài
43 Vị tướng
44 Khủng hoảng phức tạp
45 Mạng lưới quyền lực của Henry Kissinger
46 Đi vào thung lũng
47 Sự sụp đổ của quốc tế Xô Viết
48 Chiến thắng của người Davos
49 Phá vỡ Ngân hàng Trung ương Anh quốc

PHẦN VIII: THƯ VIỆN BABEL
50 11/09/2001
51 15/09/2008
52 Nhà nước hành chính
53 Web 2.0
54 Rời xa nhau
55 Tweet cách mạng
56 09/11/2016

PHẦN IX: KẾT LUẬN: ĐỐI MẶT VỚI CYBERIA
57 Mettropolis
58 Mạng lưới mất kết nối
59 FANG, BAT và EU
60 Quảng trường và Tòa tháp tái hiện

Lời bạt
Quảng trường và Tòa tháp nguyên bản: Mạng lưới và hệ thống thứ bậc trong Trecento Siena

Phụ lục
Lập đồ thị mạng lưới xã hội trong thời kỳ Nixon-Ford

| THÔNG TIN TÁC GIẢ |
Niall Ferguson (sinh năm 1964): Là sử gia người Anh, là một trong các sử gia nổi tiếng nhất ở thời hiện đại. Ông là giáo sư của Đại học Harvard, nghiên cứu viên cao cấp tại Đại học Stanford và Đại học Oxford; chuyên gia trong các lĩnh vực lịch sử quốc tế, lịch sử kinh tế và tài chính cũng như chủ nghĩa đế quốc của Anh và Mỹ.

Năm 2004, Niall Ferguson được Tạp chí Time bình chọn là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới.

| TÁC PHẨM TIÊU BIỂU |
Đồng tiền lên ngôi
Văn minh phương Tây và phần còn lại của thế giới
Người dịch
Người dịch
Vũ Hoàng Linh: Tiến sĩ Kinh tế Đại học Minnesota (Mỹ), Thạc sĩ Kinh tế Đại học Toulouse School of Economics (TSE), công tác tại Ngân hàng Thế giới, Đại học Việt Nhật, facebook: https://www.facebook.com/linhvuh

Sơn Phạm: Thạc sĩ Chính sách công Đại học Hitotsubashi (Nhật Bản), công tác 14 năm về phát triển doanh nghiệp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, admin Cộng đồng đọc sách tinh hoa, admin web https://www.journeyinlife.net/, facebook: https://www.facebook.com/son.phamthai/
Tên *
ví dụ: hà anh tuấn
Địa chỉ *
ghi: số nhà, ngõ, đường, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố... (để tạo đơn viettel post)
Điện thoại *
Số lượng (giá sách đã giảm 10%) *
Required
Mã KHTT
Chữ ký người dịch *
Required
Thành tiền (thông tin để bạn dễ nhìn, ko phải điền/trả lời)
Chuyển tiền *
gửi về, chủ tài khoản: phạm thái sơn, số tài khoản: 13320645127017, techcombank hội sở (191, bà triệu, lê đại hành, hai bà trưng, hà nội); cú pháp: [tên]_[4 số cuối điện thoại]_'sách quảng trường'
Required
Xuất hóa đơn (nếu cần)
đơn vị, mã số thuế, địa chỉ (theo giấy đkkd), email (để nhận hóa đơn điện tử)
A copy of your responses will be emailed to the address you provided.
Submit
Clear form
Never submit passwords through Google Forms.
reCAPTCHA
This content is neither created nor endorsed by Google. Report Abuse - Terms of Service - Privacy Policy