THƯ MỜI THAM DỰ GENDER TALK #8: Chiều Thứ 5, ngày 29/04/2021-Từ 13h30-17h00.
GIỚI THIỆU
Gender Talk là hoạt động học thuật về Giới và Bình đẳng giới của Bộ môn Giáo Dục Khai Phóng, Khoa Khoa Học Xã Hội và Ngôn Ngữ (KHXH&NN), Trường Đại Học Hoa Sen (HSU). Gender Talk được khai sinh từ tháng 1 năm 2019 và là nơi để các chuyên gia, sinh viên HSU và những ai quan tâm cùng chia sẻ, học hỏi, trao đổi, tìm hiểu, khám phá những góc nhìn đa chiều về Giới và xu hướng Bình Đẳng Giới ở Việt Nam và quốc tế. Gender Talk cũng có thể là nơi truyền cảm hứng cho mọi người, đặc biệt sinh viên HSU nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và thúc đẩy một xã hội công bằng, bình đẳng, văn minh, tiến bộ, và phát triển bền vững.

MỤC ĐÍCH
- Chia sẻ, học hỏi, trao đổi góc nhìn đa chiều về Giới & Bình đẳng Giới,
- Nâng cao nhận thức về Giới và Bình đẳng giới,
- Có thể hợp tác nghiên cứu và truyền thông kiến thức về Giới & Bình đẳng giới.

Chủ đề : Vị Thế của Cô Dâu Việt ở Hàn Quốc và ở Đài Loan
Chủ đề #1 Cô Dâu Việt ở Hàn Quốc do TS. Nguyễn Thị Phương Thảo trình bày
Chủ đề #2 Cô Dâu Việt ở Đài Loan do Th.S Nguyễn Thị Ngân Hoài trình bày
PHIÊN THẢO LUÂN CHUNG: Diễn giả và khách mời.
Thời gian:  Chiều Thứ 5, ngày 29 tháng 4 năm 2021 (từ 13g30 – 17g00)
Địa điểm:  Phòng 903 Trường Đại học Hoa sen. Số 8 Nguyễn Văn Tráng, P. Bến Thành Q1, TP.HCM
Diễn giả : TS. Nguyễn Thị Phương Thảo và Th.S Nguyễn Thị Ngân Hoài
Chủ trì/Moderator: GV Doãn Thi Ngọc, Khoa KHXH, HSU

Hoạt động phục vụ cộng đồng: KHÔNG THU PHÍ
Thành phần tham dự: Sinh viên-NV-GV HSU và các cá nhân, các chuyên gia tâm lý-giáo dục-CTXH-luật sư, các đơn vị xã hội, tổ chức NGOs, giáo viên & học sinh các trường PTTH,  sinh viên của các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh

SƠ LƯỢC VỀ DIỄN GIẢ:
#1: Cô Nguyễn Thị Phương Thảo là giảng viên ngành Công Tác Xã Hội, Trường Đại học Mở TP.HCM. Cô Thảo có 13 năm học tập, sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc. Cô nhận bằng tiến sĩ về Phúc lợi xã hội tại Trường Đại học Quốc gia Seoul năm 2016. Cô có kinh nghiệm làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến Hàn Quốc như dịch phim truyền hình, biên phiên dịch cho các cơ quan, doanh nghiệp hai nước, tham vấn cho gia đình Việt-Hàn, làm Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại Hàn, dịch, hiệu đính và thu âm tin tức cho Đài phát thanh quốc tế Hàn Quốc KBS World Radio, giảng dạy về đa văn hóa và phúc lợi xã hội ở các trường đại học Hàn Quốc. Cô đã viết nhiều tài liệu nghiên cứu về an sinh xã hội và sức khỏe tâm thần của cô dâu Việt ở Hàn Quốc.

#2: Cô Nguyễn Thị Ngân Hoài là tu sĩ dòng Phan sinh, đã từng là cộng tác viên của chương trình giáo dục truyền hình quốc gia qua việc giới thiệu một số gia đình thành đạt ở miền Nam. Sau đó, cô được thuyên chuyển sang làm giáo viên chuyên dạy các lớp học tình thương ở một số tỉnh thành. Khoảng 10 năm gần đây, cô Ngân Hoài được cử đến Đài Loan để phục vụ các công nhân và người di dân Việt Nam. Tại đây cô được họ yêu mến như một người bạn đồng hành và cùng hỗ trợ họ trong những lúc họ gặp khó khăn. Hiện tại cô đang hỗ trợ trẻ em khuyết tật tại thành phố Hồ Chí Minh và sẽ tham gia giảng dạy môn Công Tác Xã Hội Nhập Môn tai HSU trong học kỳ sắp tới.


TÓM TẮT NỘI DUNG:
Chủ đề #1: Cô Dâu Việt ở Hàn Quốc. Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992, mối quan hệ hai nước Việt-Hàn ngày càng trở nên gần gũi và số lượng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc tăng lên nhanh chóng. Trước nhịp sống vội vã và bất bình đẳng giới cao ở Hàn Quốc, các cô dâu Việt gặp vô vàn khó khăn, từ rào cản ngôn ngữ, văn hóa, phân biệt đối xử, kinh tế, chăm sóc và dạy dỗ con cái, đến xung đột gia đình với phía nhà chồng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có những câu chuyện thành công nhờ ý chí, nghị lực của các cô dâu và sự hỗ trợ từ Chính phủ Hàn Quốc. Xoay quanh những nội dung này, bài trình bày làm nổi bật ba ý chính: (1) tình hình hôn nhân Việt-Hàn, (2) địa vị xã hội của người phụ nữ ở Hàn Quốc, và (3) cuộc sống cô dâu Việt ở Hàn Quốc. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề xã hội ở xứ sở của những idol K-Pop thì hãy đến với workshop của chúng tôi. Bạn sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về xã hội Hàn Quốc.

Chủ đề #2: Cô Dâu Việt ở Đài Loan
Ai đã từng ra nước ngoài học tập, sinh sống, hoặc làm việc ắt sẽ trãi qua những kinh nghiệm khó quên trong đời mình. Những cô gái Việt Nam theo chồng sang Đài Loan sinh sống cũng vậy, họ cũng có những trải nghiệm không thể quên được trong đời mình. Ca dao Việt Nam có câu: “Thân gái bến nước mười hai. Gặp nơi trong đục may ai nấy nhờ.” Ngày về nhà chồng là khởi đầu cho một cuộc sống mới nơi đất khách quê người. Có người may mắn gặp được hạnh phúc, cũng có người không được may mắn thì phải tự mình thoát ra khỏi những bất hạnh ấy. Ở trong nước thì những cô dâu mới về nhà chồng không thiếu nguồn hỗ trợ về tinh thần hoặc vật chất. Nhưng ở nước ngoài thì người nhà có thương cô dâu cũng chỉ biết gọi điện an ủi và nâng đỡ tinh thần. Mọi sự đều phải tự mình vươn lên, các cô dâu ở Đài Loan hôm nay ngày càng được cộng đồng và xã hội quan tâm hỗ trợ, nhưng hơn hết là ý chí kiên cường của những người con gái đất Việt đã được nuôi dưỡng bằng những gian khổ của nhiều cuộc chiến tranh, để đến hôm nay hình thành nên nhân cách của riêng mình.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:
Ban tổ chức GENDER TALK: cô Doãn Thị Ngọc <ngoc.doanthi@hoasen.edu.vn>
Bộ môn Giáo Dục Khai Phóng
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NGÔN NGỮ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
Website:  https://khxh.hoasen.edu.vn/
W: http://www.hoasen.edu.vn/
W: https://gendertalkviet.blogspot.com/
https://www.facebook.com/Gender-Talk-HSU-342278919697250/?ref=br_rs
#GENDERTALKHSU
Sign in to Google to save your progress. Learn more
Email *
1. Họ tên *
2. Cơ quan/Tổ Chức/Đơn vị/Trường ĐH (Nếu là sinh viên HSU, vui lòng ghi rõ lớp. Ví du: CTXHNM hay Giới và Phát Triển) *
3. Câu hỏi dành cho diễn giả
4. Cảm nhận về Gender Talk đã tham gia và ý kiến đóng góp để cải thiện tốt hơn.
Submit
Clear form
Never submit passwords through Google Forms.
This form was created inside of Hoa Sen University. Report Abuse