Bài tập ôn Giáo dục công dân lớp 9 (đợt 4)
Học sinh xem nội dung bài 16 và đọc tư liệu tham khảo (đính kèm) để làm bài tập trắc nghiệm.  
Hạn chót làm bài: 17h ngày thứ sáu 27/3/2020.
Học sinh lưu ý:
- Viết đầy đủ họ tên bằng tiếng Việt có dấu.
- Chọn chính xác lớp đang học.
- Mỗi học sinh chỉ làm bài 1 lần.
Sign in to Google to save your progress. Learn more
Email *
Họ và tên lót (VD: Nguyễn Thị Vân Anh thì chỉ ghi "Nguyễn Thị Vân") *
Tên (VD: Nguyễn Thị Vân Anh thì chỉ ghi "Anh") *
Lớp *
Giáo viên giảng dạy *
Nội dung bài 16 và tư liệu tham khảo
TUẦN 7, 8 _ TIẾT 7, 8 _ BÀI 16:
QUYỀN THAM GIA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC,
QUẢN LÝ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN
(2 tiết )
I. Đặt vấn đề: SGK trang 57
=> Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội theo quy định pháp luật.
II. Nội dung bài học:
      1) Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội cuả công dân:
- Quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội
- Quyền tham gia bàn bạc
- Quyền tham gia tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của Nhà nước và xã hội.
      2) Ý nghĩa:
- Là quyền chính trị cao nhất của công dân.
- Là cơ sở pháp lý để đảm bảo Nhà nước thật sự là của dân, do dân và vì dân.
     3) Phương thức thực hiện:
- Trực tiếp tham gia vào các công việc của Nhà nước, xã hội.
- Gián tiếp thông qua đại biểu nhân dân.
     4) Trách nhiệm của Nhà nước và công dân:
- Nhà nước đảm bảo và không ngừng tạo điều kiện để nhân dân phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của mình.
- Công dân có quyền và có trách nhiệm tham gia vào các công việc của Nhà nước, của xã hội để đem lại lợi ích cho xã hội và cho bản thân.
III. Luyện tập:
1)  Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6 SGK /59, 60
2)    Đọc tư  liệu tham khảo SGK/ 58, 59
IV. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài 17:”Nghiã vụ bảo vệ tổ quốc”
 - Xem NDBH bài 16.

********** Tư liệu tham khảo**********

LUẬT BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
(Luật số: 85/2015/QH13 - Hiệu lực: 01/09/2015)

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Nguyên tắc bầu cử

Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

Điều 2. Tuổi bầu cử và tuổi ứng cử

Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này.

...
Điều 30. Những trường hợp không được ghi tên, xóa tên hoặc bổ sung tên vào danh sách cử tri

1. Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.
....
Câu 1: Người trong độ tuổi nào dưới đây mới đủ quyền tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân? *
1 point
Câu 2: Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, ta gọi công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào? *
1 point
Câu 3: Độ tuôi nào dưới đây đủ điều kiện tham gia ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp? *
1 point
Câu 4: Hiến pháp 2013 quy định mọi công dân? *
1 point
Câu 5: Quyền nào dưới đây không phải quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân? *
1 point
Câu 6: Việc làm nào dưới đây không phải tham gia quyền quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân? *
1 point
Câu 7: Nhận định nào sai: Khi xác định người không được thực hiện quyền bầu cử *
1 point
Câu 8: Vì sao Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội? *
1 point
Câu 9: Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc *
1 point
Câu 10: Công dân gián tiếp tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội thông qua quyền *
1 point
A copy of your responses will be emailed to the address you provided.
Submit
Clear form
Never submit passwords through Google Forms.
reCAPTCHA
This content is neither created nor endorsed by Google. Report Abuse - Terms of Service - Privacy Policy