Ngữ văn 12, TIẾT 75, LÀM VĂN : DIỄN ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN


I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nắm được các yêu cầu về diễn đạt trong bài văn nghị luận;
- Có kĩ năng vận dụng những cách diễn đạt khác nhau để trình bày vấn đề linh hoạt, sáng tạo.
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
      1. Kiến thức
      - Các yêu cầu về diễn đạt trong bài văn nghị luận.
      - Một số lỗi và cách chữa lỗi về diễn đạt trong bài văn nghị luận
 2. Kĩ năng
 -  Nhận diện các cách diễn đạt hay trong một số văn bản nghị luận.
 - Tránh các lỗi về dùng từ, đặt câu, sử dụng giọng điệu không phù hợp với chuẩn mực diễn đạt của bài văn nghị luận.
- Vận dụng những cách diễn đạt khác nhau để trình bày vấn đề linh hoạt, sáng tạo.


* Tự học có hướng dẫn (1 tiết): tập trung phần II (bài Diễn đạt trong văn nghị luận); phần Luyện tập (bài Diễn đạt trong văn nghị luận – tiếp theo).

يمكنك تسجيل الدخول إلى Google لحفظ مستوى التقدم. مزيد من المعلومات
Họ và tên: *
Lớp : *
A. KIỂM TRA BÀI CŨ  + KHỞI ĐỘNG
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC

 DIỄN ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN  

 I. Cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận ( Khuyến khích HS tự đọc, tự làm)

II. Cách sử dụng kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận ( Tự học có hướng dẫn), cụ thể:

1. Tìm hiểu ví dụ 1, 2,3, SGK Ngữ văn 12, tập hai, tr. 138
2. Nhận xét cách sử dụng các kiểu câu trong văn nghị luận



LUYỆN TẬP DIỄN ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

 III. Xác định giọng điệu phù hợp trong văn nghị luận ( Khuyến khích HS tự đọc, tự làm)

 IV. Luyện tập

     1. Bài tập 1, SGK Ngữ văn 12, tập hai, tr. 157
     2. Bài tập 2, SGK Ngữ văn 12, tập hai, tr. 157

B. BÀI MỚI
Bài giảng đã theo chương trình giảm tải. ( Các em cùng học tập và làm bài cùng với cô giáo trong Video bài giảng sau)
Diễn đạt trong văn nghị luận & Luyện tập diễn đạt trong văn nghị luận
C. TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI HỌC ( Các em ghi vào vở)

DIỄN ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

 I. Cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận ( Khuyến khích HS tự đọc, tự làm)

II. Cách sử dụng kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận ( Tự học có hướng dẫn), cụ thể:

1. Tìm hiểu ví dụ 1, 2,3, SGK Ngữ văn 12, tập hai, tr. 138
Câu 1 (trang 138 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

a.

- Đoạn 1 chủ yếu sử dụng kiểu câu trần thuật, có sự kết hợp câu ngắn, câu dài.

- Đoạn 2 sử dụng kết hợp các kiểu: câu đơn, câu ghép, câu ngắn, câu dài, câu nhiều tầng bậc, câu hỏi, câu cảm thán...

b.
Việc sử dụng, kết hợp các kiểu câu khác nhau trong một đoạn văn nghị luận khiến cho việc diễn đạt trở nên linh hoạt, lập luận chặt chẽ, có sự hài hoà giữa lí lẽ và cảm xúc, đồng thời tạo cho đoạn văn có nhạc điệu, sinh động và hấp dẫn hơn.

c.
Đoạn 2 đã sử dụng biện pháp tu từ cú pháp. Đó là câu hỏi tu từ, lặp cú pháp. Sử dụng các biện pháp tu từ này làm cho đoạn văn diễn đạt khắc sâu hơn về ý, biểu hiện rõ hơn thái dộ, tình cảm người viết, lời văn có nhạc điệu.

d.

- Trong bài văn nghị luận nên sử dụng một số biện pháp tu từ cú pháp vì sử dụng như vậy sẽ kết hợp được nhiều kiểu câu khiến cho việc diễn đạt trở nên linh hoạt, phong phú, góp phần thể hiện cảm xúc của người viết và gợi cảm xúc cho độc giả.


Câu 2 (trang 139 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

a. Trong đoạn văn này người viết chủ yếu sử dụng kiểu câu kể của tiếng Việt.

b. Câu văn: «Chỉ nghĩ lại cũng đã se lòng" khác với những câu khác trong đoạn trích. Đây là kiểu câu rút gọn, đồng thời cũng là một câu cám thán.


Câu 3 (trang 140 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

- Đoạn văn 1 có nhược điểm là sử dụng và kết hợp các câu có cùng một kết cấu "Qua..." khiến cho việc diễn đạt thiếu linh hoạt, có cảm giác lặp ý, rườm rà, nhàm chán.

- Đoạn văn 2 có nhược điểm là sử dụng và kết hợp các câu có cùng một chủ ngữ "Kho tàng văn học dân gian..." hoặc "Văn học dân gian..." khiến cho người đọc có cảm giác trùng lặp, nhàm chán và gây rối loạn cho việc tiếp nhận văn bản.

Câu 4 (trang 141 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

* Những yêu cầu cơ bản của việc sử dụng và kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận:

- Phối hợp một số kiểu câu trong đoạn, trong bài để tránh sự đơn điệu, nặng nề, tạo nên giọng điệu linh hoạt, biểu hiện cảm xúc: câu ngắn, cái dài, câu mở rộng thành phần, câu nhiều tầng bậc...

- Sử dụng các biện pháp tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh rõ thái độ, cảm xúc: lặp cú pháp, song hành, liệt kê, câu hỏi tu từ...


2. Nhận xét: cách sử dụng kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận

- Kết hợp một số kiểu câu trong đoạn, trong đề để tạo nên giọng điệu linh hoạt, biểu hiện cảm xúc.
- Sử dụng các biện pháp tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh rõ hơn thái dộ, cảm xúc



LUYỆN TẬP TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

 III. Xác định giọng điệu phù hợp trong văn nghị luận ( Khuyến khích HS tự đọc, tự làm)

 IV. Luyện tập

Bài 1 (trang 157 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Đoạn 1: Hồ Chí Minh đã sử dụng từ ngữ chính xác, phù hợp tuyên bố độc lập.

    + Người sử dụng nhiều từ ngữ chính trị

    + Kiểu câu lặp cú pháp, kiểu câu song hành, với câu ngắn

→ Giọng điệu đoạn văn rắn rỏi, dứt khoát, mạnh mẽ

    + Đoạn 2: nói về thời thơ Tú Xương, Nguyễn Tuân sử dụng nhiều từ ngữ tài hoa. Tác giả sử dụng nhiều kiểu câu điệp câu trúc, song hành cú pháp → giọng điệu riêng

    + Đoạn 3: Viết theo lối so sánh làm nổi bật điểm khác biệt trong tính cách, phẩm chất, tâm hồn của Kiều, Từ Hải

Đoạn văn sử dụng nhiều cặp tính từ tương phản, tạo điểm nhấn, giọng điệu nhẹ nhàng


Bài 2 (trang 158 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Đề 1: suy nghĩ của anh chị về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay

Dàn ý
Mở bài: đặt vấn đề đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp ảnh hưởng tới tương lai

Mỗi người cần có có quan điểm, định hướng cho tương lai đúng đắn về nghề nghiệp để sống vui vẻ

Thân bài:

Nghề: khái niệm chỉ công việc, con người sẽ theo, được đào tạo, được học hỏi để tạo ra sản phẩm tinh thần, vật chất đáp ứng nhu cầu của xã hội đem lại lợi ích thiết thực cho bản thân

- Luận bàn về việc chọn nghề nghiệp

- Dựa trên cơ sở về năng lực, sở thích của mỗi người để lựa chọn

    + Chọn đúng nghề sẽ mang lại niềm say mê, hứng thú với công việc, có cơ hội phát huy năng lực
 
    + Lựa chọn sai nghề mất cơ hội, công việc trở thành nỗi ám ảnh, gánh nặng

- Thuận lợi: xã hội phát triển, đa dạng nghề nghiệp, mở ra cho người lao động nhiều cơ hội nghề nghiệp

- Khó khăn: nhu cầu xã hội ngày càng cao đòi hỏi chất lượng tay nghề của người lao động phải cao,

    + Một số ngành nghề được mang lại nguồn thu nhập tốt thì một số ngành nghề lại mang lại nguồn thu nhập thấp

    + Nhiều ngành nghề xảy ra tình trạng thừa nhân lực, nhiều ngành nghề thiếu nhân lực

- Quan điểm chọn nghề:

    + Phù hợp với điều kiện bản thân, sức khỏe, tài chính, lý lịch…

    + Phải phản ánh năng lực, say mê, sở thích cá nhân

    + Không nên chạy theo những công việc được coi là thời thượng, vì nhu cầu xã hội luôn thay đổi

    + Khi chọn được nghề phải nuôi dưỡng, có ý thức nâng cao tay nghề

- Khi giỏi nghề, và sống với nghề bằng đam mê thì sẽ có cuộc sống sung túc, như mong muốn

- Bài học về nhận thức, hành động

    + Mỗi người nên nhận thức được khả năng thật sự của bản thân lựa chọn nghề

    + Lựa chọn nghề nghiệp cần có sự kết hợp hài hòa năng lực, sở thích, trong đó năng lực quyết định

 
Kết bài: Nghề nghiệp không chỉ đảm bảo con đường mưu sinh mà còn hạnh phúc khiến con người sống ý nghĩa hơn
 
D. BÀI TẬP VẬN DỤNG
HS tự xem lại một số bài văn nghị luận đã làm và sửa các lỗi diễn đạt
 
Khuyến khích làm bài tập sau:
viết một đoạn văn nghị luận ngắn (khoảng 200 chữ), sử dụng từ ngữ, các kiểu câu và giọng phù hợp với đề bài sau:                                                                                                                 '' Giá trị của con người không ở chân lý người đó sở hữu hoặc cho rằng mình sở hữu, mà ở nỗi gian khó chân thành người đó nhận lãnh trong khi đi tìm chân lý'' ( Lét- xinh)                                                                                                 Từ câu nói trên, em có suy nghĩ gì về những thành công và thất bại trong hành trình tìm kiếm những giá trị cao đẹp của đời sống con người?                                                                                                            
E. NHỮNG THẮC MẮC CẦN GIẢI ĐÁP
إرسال
محو النموذج
عدم إرسال كلمات المرور عبر نماذج Google مطلقًا.
لم يتم إنشاء هذا المحتوى ولا اعتماده من قِبل Google. الإبلاغ عن إساءة الاستخدام - شروط الخدمة - سياسة الخصوصية