Ngữ văn 11, TIẾT 85, ĐỌC VĂN : TỪ ẤY ( TỐ HỮU)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được niềm vui lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản.
- Hiểu được sự vận động của tứ thơ và những đặc điểm trong hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu,...

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức
- Niềm vui và nhận thức mới về lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm,... của người thanh niên khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản.
- Nghệ thuật diễn tả tâm trạng.

2. Kĩ năng  
- Phân tích, bình giá tác phẩm theo đặc trưng thể loại.

Logga in på Google för att spara förloppet. Läs mer
Họ và tên: *
Lớp : *
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
Các em trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. ( 1.0 điểm) Nối hàng với cột cho tương ứng giữa phiên âm với dịch thơ bài thơ '' Chiều tối'' ( Mộ) - Hồ Chí Minh *
Cô em xóm núi xay ngô tối
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Xay hết, lò than đã rực hồng
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng
Cô vân mạn mạn độ thiên không
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Quyện điểu quy lâm tầm túc thu
Câu 2. ( 1,0 điểm) Nối hàng với cột cho tương ứng  các dữ liệu liên quan đến bài thơ '' Chiều tối'' của Hồ Chí Minh *
Nghệ thuật đặc sắc của '' Chiều tối''
Ý nghĩa của bài thơ ''Chiều tối''
Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ '' Chiều tối''
Vị trí của bài thơ '' Chiều tối''
Tháng 8-1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh hội và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, Hồ Chí Minh sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Sau nửa tháng đi bộ, vừa đến Túc Vinh, tỉnh Quảng Tây, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Trong suốt mười ba tháng ở tù, tuy bị đày ải vô cùng cực khổ nhưng Hồ Chí Minh vẫn làm thơ.
Bài thơ thứ 31 của tập thơ '' Nhật ký trong tù''
Vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh: yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống; kiên cường vượt lên hoàn cảnh, luôn ung dung tự tại và lạc quan trong mọi cảnh ngộ đời sống
Từ ngữ cô đọng, hàm súc;thủ pháp đối lập, điệp liên hoàn
Câu 3. ( 2.0 điểm) Trong bài '' Đọc thơ Bác'', Hoàng Trung Thông viết:                                                                                                            ''Vần thơ của Bác, vần thơ thép./                                                                    Mà vẫn mênh mông bát ngát tình''.                                                            Điều đó thể hiện trong bài '' Chiều tối'' như thế nào? *
Câu 4 (2.0 điểm) Trong bài thơ '' Chiều tối'', hình ảnh nào thể hiện tập trung vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh? *
B. BÀI HỌC MỚI : TỪ ẤY ( TỐ HỮU )
Phim tư liệu về nhà thơ Tố Hữu và tập thơ '' TỪ ẤY''
Bài giảng : ''TỪ ẤY''  ( Tố Hữu )
C. TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI HỌC ( Các em ghi vào vở)
I. Tìm hiểu chung

1.  Tác giả:
- Tố Hữu được đánh giá là “lá cờ đầu của thơ ca cách mạng” Việt Nam hiện đại.
- Thơ trữ tình – chính trị: thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm cách mạng của con người Việt Nam hiện đại nhưng mang đậm chất dân tộc, truyền thống.

2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: Thuộc phần Máu lửa của tập Từ ấy, sáng tác tháng 7-1938, đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu.
- Thể thơ : thất ngôn ( bảy chữ)

II. Đọc - hiểu văn bản


1. Khổ 1: Niềm vui lớn ( Diễn tả niềm vui sướng, say mê khi gặp lý tưởng của Đảng)
       - Hai câu đầu: là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi nhà thơ được giác ngộ lí tưởng cách mạng
        +   Động từ bừng,
        +   Những hình ảnh ẩn dụ nắng hạ, mặt trời chân lí
đã nhấn mạnh: ánh sáng lí tưởng mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm

        - Hai  câu sau: cụ thể hóa ý nghĩa, tác động của ánh sáng lí tưởng:  
          Liên tưởng, so sánh: “Hồn tôi là một vườn hoa lá/Rất đậm hương và rộn tiếng chim” thể hiện vẻ đẹp và sức sống mới của tâm hồn cũng là của hồn thơ Tố Hữu.

2. Khổ 2: Lẽ sống lớn ( Biểu hiện những nhận thức mới về lẽ sống)
           - Ý thức tự nguyện và quyết tâm vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa với mọi người, với cái ta chung
            ( từ: buộc, trang trải, trăm nơi) để thực hiện lí tưởng giải phóng giai cấp, dân tộc. Từ đó khẳng định mối liên hệ sâu sắc với quần chúng nhân dân.

3. Khổ 3: Tình cảm lớn ( Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu)
             Từ những nhận thức sâu sắc về lẽ sống mới tự xác định mình là thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ (sử dụng điệp từ là kết hợp với những từ con, em, anh để nhấn mạnh tình cảm thân thiết như người trong cùng một gia đình).

III. Tổng kết  

1. Ý nghĩa văn bản
      Niềm vui lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản

2.  Nghệ thuật
      - Hình ảnh tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng,
     -  Ngôn ngữ gợi cảm, giàu nhạc điệu,
     - Giọng thơ sảng khoái, nhịp điệu thơ hăm hở,...


IV . Hướng dẫn tự học
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Theo Đặng Thai Mai, tập thơ Từ ấy là “bó hoa lửa lộng lẫy, nồng nàn”. Hãy tìm vẻ đẹp đó trong bài thơ Từ ấy.
- Soạn bài Tôi yêu em ( Puskin)

D. BÀI TẬP LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
Các em làm bài tập sau:
Câu 5. (1.0 điểm) Bài thơ '' Từ ấy '' nằm trong tập thơ nào của Tố Hữu? *
Câu 6. (1.0 điểm) Hai chữ '' Từ ấy'' trong câu '' Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ'' là đánh dấu mốc thời gian nào trong cuộc đời của Tố Hữu ? *
Câu hỏi 7. (2.0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 5-7 dòng) nói lên cảm nghĩ của em về khổ thơ mà mình cho là hay nhất trong bài thơ '' Từ ấy'' của Tố Hữu. *
E. NHỮNG THẮC MẮC CẦN GIẢI TRÌNH
Skicka
Rensa formuläret
Skicka aldrig lösenord med Google Formulär
Det här innehållet har varken skapats eller godkänts av Google. Anmäl otillåten användning - Användarvillkor - Integritetspolicy