DIỄN ĐÀN THÁO GỠ NÚT THẮT KHÓ KHĂN TRONG LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO (VCCI-VCEA)
1. Mục đích & Ý nghĩa
Việt Nam là quốc gia có tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời, điện gió, sinh khối. Đánh giá của Ngân hàng thế giới cũng cho biết: Tổng tiềm năng kỹ thuật điện mặt trời ở Việt Nam ước tính khoảng 13.000 MW, tiềm năng khả thi về kỹ thuật đối với gió trên bờ là 42 GW. Từ năm 2004, Chính phủ đã tích cực thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió và điện mặt trời chuyển dịch sang hoạt động theo cơ chế thị trường; huy động được nguồn lực lớn cho đầu tư phát triển với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.
 
Có thể nói, chủ trương định hướng phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam là đúng đắn, được Bộ Chính Trị ủng hộ và Chính Phủ chỉ đạo quyết liệt, lộ trình phát triển đã có những khởi đầu đáng khích lệ. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn còn nhiều điểm nghẽn khiến nhiều dự án đi vào ngõ cụt, chậm triển khai, thậm chí mất phương hướng và có nguy cơ hủy bỏ. Việc quản lý ngành năng lượng nói chung và ngành điện nói riêng thiếu ổn định; sự phân công, phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương về thực thi chính sách trong một số trường hợp chưa rõ ràng, thiếu chặt chẽ. Công tác nghiên cứu quy hoạch và dự báo cung cầu còn yếu; công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện triển khai còn nhiều vướng mắc, chậm chạp nhất là việc giải tỏa công suất nguồn điện, bổ sung quy hoạch và giải phóng mặt bằng.

Trong bối cảnh tác động suy thoái kinh tế toàn cầu gây ra bởi đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp năng lượng, qua đó đề xuất các giải pháp để thúc đẩy ngành năng lượng tái tạo phát triển tương xứng với tiềm năng và giá trị vốn có, đóng góp phần bù đắp một phần lượng điện thiếu hụt cho phát triển kinh tế - xã hội sau năm 2020. Được sự chỉ đạo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Báo Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Hiệp Hội Năng lượng Sạch Việt Nam tổ chức hội thảo với chủ đề:
 
"NGHỊ QUYẾT 55-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TẠI VIỆT NAM"

2. Thời gian tổ chức : Từ 13h30 - 17h00 thứ tư ngày 8/7/ 2020.
3. Địa chỉ : Hội trường tầng 7 VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Hà Nội

4. Nội dung chương trình: Điện Mặt Trời và Điện Gió
13:30 – 14:00: Đón khách
14:00 – 14:10: Phát biểu đề dẫn, Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI
14:10 – 14:20: Tham luận về kết quả triển khai các dự án Năng lượng Tái tạo (Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo)  
14:20 – 14:30: Thực trạng áp dụng cơ chế giá FIT và ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến NLTT VN (VCEA)
14:30 – 15:30: Đối thoại trao đổi các vấn đề về cơ chế chính sách và tài chính:
                        - Cấp phép, thẩm định, phê duyệt bổ sung quy hoạch
                        - Chính sách đầu tư & quản lý rủi ro
                        - Cơ chế vốn và tài chính
                        - Cơ chế mua điện: FIT, đấu thầu, mua bán điện trực tiếp

15:30-15:45: Nghỉ giải lao

15:45 - 16:45: Đối thoại trao đổi các vấn đề kỹ thuật và giải pháp
                       - Công nghệ
                       - Hạ tầng kỹ thuật lưới điện truyền tải
                       - Phương pháp dự báo ...
                       - Các vấn đề bất cập khác
16:45 – 17:00: Kết luận Hội thảo, Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI

5. Khách mời
     - Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ
     - Lãnh đạo Bộ Công thương
     - Lãnh đạo Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công thương)
     - Lãnh đạo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công thương)
     - Lãnh đạo Tổng Cục Biển và Hải Đảo (Bộ Tài nguyên & Môi trường)
     - Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam
     - Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia
     - Ngân hàng thế giới World Bank và các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế
     - Lãnh đạo VCCI
     - Lãnh đạo Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam
     - Lãnh đạo Hiệp hội Năng lượng Việt Nam
     - Lãnh đạo Hiệp hội Điện gió Tỉnh Bình Thuận
6. Chuyên gia và Doanh nghiệp
     - Chuyên gia năng lượng, Viện nghiên cứu...
     - Các Nhà đầu tư năng lượng tái tạo: Bim Group, Tập đoàn Trung Nam, Tập đoàn Trường Thành, GE, Hưng Hải, Fecon, Halcom, Vũ Phong, Bảo Long,  Ecotech VN… (Khoảng 60 DN)

7. Báo chí: hơn 20 Cơ quan đài truyền hình và báo chí
    1. Đài Truyền hình Việt Nam
    2. Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội
    3. Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC
    4. Doanh nghiệp 24h (VTC)
    5. VIT Media
    6. Báo Nhân dân
    7. Thông tấn xã Việt Nam
    8. Đài Tiếng nói Việt Nam
    9. Thời báo kinh tế Việt Nam
   10. Thời báo kinh tế Sài Gòn
   11. Thời báo tài chính
   12. Thời báo ngân hàng
   13. Thanh Niên
   14. Thời báo Doanh nhân
   15.  Báo Đầu tư
   16.       Tạp chí Năng Lượng Sạch Việt Nam
   17.  Tạp chí Doanh nhân
   18.  Báo Công thương
   19.  Báo Lao Động
   20.  Báo Diễn đàn Doanh nghiệp
   21.  Vietnamnet
   22.  Vnexpress

Mọi thông tin chi tiết các gói tài trợ, vui lòng liên hệ đại diện VCCI như sau:  
Bà Đỗ Phương Thanh, Tạp chí Diễn Đàn doanh Nghiệp, VCCI, (0904552297, dophuongthanhvcci@gmail.com)

TÀI KHOẢN TIẾP NHẬN:

Tài khoản tiếp nhận: 001.1.00.0069061. Sở GD Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), 31-33 Ngô Quyền, Hà Nội; Tên TK: Tạp chí Diễn Đàn Doanh Nghiệp
Cấu Trúc Chuyển Tiền : Tên : ….................., Nội Dung Chuyển: DDNLTT2020, Email :......................, SĐT:.......................
Sign in to Google to save your progress. Learn more
Họ Tên (Name) *
Công ty/ Tổ Chức (Company/Organization) *
Địa chỉ (Address) *
Số điện thoại (Phone number) *
Email *
Tham gia với gói tài trợ *
Các vấn đề quan tâm (the concern) *
Submit
Clear form
Never submit passwords through Google Forms.
This content is neither created nor endorsed by Google. Report Abuse - Terms of Service - Privacy Policy